Bệnh tụ huyết trùng trên gia cầm

Ngày đăng: 17/06/2023 11:34 AM

    I. GIỚI THIỆU

    - Bệnh tụ huyết trùng được xem như một bệnh nhiễm trùng huyết phổ biến trên gia cầm và thủy cầm ở tất cả lứa tuổi do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh được biết đến với các tên gọi sau: bệnh toi, tụ huyết trùng, Fowl cholera và cholera avium.

    - Pasteurella multocida bắt màu Gram âm, trực khuẩn, không di động, không bào tử, hiếu khí tùy nghi, nhiều chủng. Yếu tố độc lực: Pasteurella multocida sản xuất nội độc tố, Pasteurella multocida có khả năng xâm chiếm và sinh sản trong vật chủ tăng lên bởi sự có mặt của vỏ bao vi khuẩn (capsule), mất capsule thì sẽ mất độc lực. Ngoài ra, vi khuẩn còn có độc tố protein không chịu nhiệt đã tìm thấy trong serogroup A & D.

    - Sức đề kháng của vi khuẩn Pasteurella multocida: Bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, ánh sáng, sự khô ráo và sức nóng.

    - Trong điều kiện tự nhiên tỷ lệ chết trên gia cầm mắc bệnh là từ 10 – 20%, ở trường hợp cấp tích tỷ lệ chết có thể lên đến 90 – 100% trong vòng 48 giờ, ngoài ra bệnh còn gây thất thoát từ 17 – 68% cho gà tây khi chịu ảnh hưởng các biến đổi của yếu tố khí hậu, dinh dưỡng, tổn thương và stress. Bên cạnh các loài gia cầm thì thủy cầm và các loài chim cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh này, các nhà khoa học đã cho thấy rằng tỷ lệ chết ở các loài trên rất cao lên đến trên 50%.

    - Đường truyền lây của bệnh chủ yếu qua đường hô hấp, vi khuẩn có thể xuyên qua niêm mạc của đường hô hấp trên, qua màng nhày của hầu bởi không khí, qua kết mạc, hay vết thương. Ngoài ra bệnh cũng lây qua đường tiêu hóa: thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

     

    II. TRIỆU CHỨNG

    Thời gian nung bệnh ngắn, thường khỏang 1 – 2 ngày nhưng cũng có khi tới 4 – 9 ngày

    – Cấp tính: Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết, chết nhanh là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Gà bệnh sốt cao (42 – 43oC), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. Tiêu chảy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy. Gà chết: mào, tích tím bầm do ngạt thở

    – Mãn tính: Thường thấy ở cuối ở dịch hoặc do nhiễm vi khuẩn có độc lực thấp. Gà ốm, yếu, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân thì sưng phồng. Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ.

     

    III. BỆNH TÍCH

    – Cấp tính:

    • Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng.
    • Xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột (phần tá tràng).
    • Viêm bao tim tích nước
    • Phổi viêm, có nhiều dịch nhày dọc theo đường hô hấp
    • Gan sưng có hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim
    • Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiâu hóa như hầu, diều, ruột
    • Ở buồng trứng

    + Nang nõan trưởng thành mềm, nhão. Không quan sát được mạch máu mặc dù bình thường thì thấy 1 cách dễ dàng.

    + Có khi lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc

    + Nang chưa thành thục thì xung huyết

    – Mãn tính:

    • Thường thì định vị tại một bộ phận nào đấy, chủ yếu là viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và
    • Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin.
    • Ngoài ra, màng tiếp hợp mắt và mặt gà có thể sưng. Phổi viêm mãn tính có sợi fibrin, gà có thể bị viêm não tủy làm vẹo cổ.

     

    Hình 1: Xuất huyết cơ tim và mỡ vành tim

     

    Hình 2: Gan sưng có hoại tử điểm

     

    Hình 3: Viêm phổi có fibrin kéo màng bao quanh

     

    Hình 4: Viêm và sung huyết buồng trứng

     

    Hình 5: Hoại tử tích

     

    Hình 6: Xác gà chết tím tái và vẹo cổ

     

    IV. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

    1. Phòng bệnh

    - Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là vaccine và an toàn sinh học.

    *Trường hợp trại sử dụng vaccine:

    Vaccine thường được tiêm từ 1 tháng à bảo hộ từ 45 ngày trở về sau.

    => Do đó, 45 ngày đầu không được bảo hộ.

    • Giai đoạn 1- 45 ngày tuổi:

    – Phòng bệnh (kháng sinh hoặc kháng sinh thảo dược): 3 ngày đầu bằng kháng sinh khi stress hoặc giao mùa: Sulfadrog, Amoxyl-200, Respiguard (hoặc Orsential sử dụng trên vịt dùng liên tục từ 1 ngày tuổi). Kết hợp giải độc gan bằng một trong các sản phẩm sau: Heparen detoxHepavitProfitect.

    – Nâng cao sức khỏe đường ruột bằng men vi sinh Clostop Sp.

    – Chống stress: Trace Chromium dry hoặc ferti-S.

    – Tăng cường thể trạng: Vitaminoacido hoặc VP 1000 hoặc Complejo.

    – Giải quyết ẩm nền chuồng: bột lăn Cozy dry hoặc

    – Sát khuẩn môi trường và không khí: Salcurb RME hoặc Vibazone hoặc Antiviral.

    – Nâng sức đề kháng: thường xuyên trộn Aleta GS vào thức ăn.

    – Sử dụng acid hữu cơ trong nước kiểm soát pH 3-4 bằng một trọng những sản phẩm sau: Acid lac liquidSalcurb K2.

     

    *Trường hợp trại không phòng bệnh bằng vaccine

    Áp dụng phương pháp phòng bệnh tương tự giai đoạn 1-45 ngày tuổi ở trên. Khuyến cáo sử dụng các sản phẩm thảo dược thay kháng sinh phòng bệnh cho gà đẻ, vịt đẻ như RespiguardOrsential liquid.

     

    2. Điều trị

    – Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Enroflyn 10% (hoặc Enroflyn 20%), Sulfadrog.

    – Các cá thể nặng nhốt riêng sử dụng thuốc tiêm như Vetamoxyl 20 L.A hoặc Enroflox 20 L.A hoặc Cefaject 5%.

    – Nâng cao sức khỏe đường ruột bằng men vi sinh Clostop Sp.

    – Chống stress: Trace Chromium dry hoặc Ferti-S.

    – Tăng cường thể trạng: Vitaminoacido hoặc VP 1000 hoặc Complejo.

    – Giải quyết ẩm nền chuồng: sản phẩm Cozy dry hoặc Sylicasil.

    – Sát khuẩn môi trường và không khí: Salcurb RME hoặc Vibazone hoặc Antiviral.

    – Nâng sức đề kháng: thường xuyên trộn Aleta GS vào thức ăn.

    – Sử dụng acid hữu cơ trong nước kiểm soát pH 3 – 4 bằng một trọng những sản phẩm sau: Acid lac liquidSalcurb K2.

     

    (Tác giả: Team Kỹ thuật – Marketing Minh Hưng)

    Ghi chú: để biết thêm chi tiết các sản phẩm vui lòng chọn vào tên sản phẩm đã được in đỏ. Ví dụ: “Antiviral

     

    Danh mục
    Tin liên quan
    nongtien
    0
    Zalo
    Hotline